Tiểu sử của trùm giang hồ Thành chân’ – ‘Huyền thoại’ giang hồ
Cái tên khiến ngay cả những kẻ đâ m thuê chém mướn chỉ nghe đã lạnh gáy, đó là kẻ mà tất cả các đại ca giang hồ gọi là kẻ độ c cô cầu bại Thành “chân”.
Đa mưu như Thành “chân”
Thành “chân” tên thật là Ngô Chí Thành. Thành rất thích đọc tiểu thuyết “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng, rất thích tính cách tên tướng cướp ở bến Bính ngày xưa và không cậy thế, hiếp người yếu, người lành mà giúp họ khi họ bị ăn hiếp, bị cướp bóc… Với người thường không có liên quan, họ nghĩ Thành là người lạnh lùng nhưng có tâm. Với giới tội phạm, chúng nhận xét: Thành bản lĩnh, khôn ngoan, mọi va chạm đều muốn giải quyết bằng đối thoại, không đạt kết quả, khi đó huyết chiến thì Thành luôn là kẻ nắm phần thắng trong tay vì y biết tiên liệu, sắp xếp và đặc biệt là hiểu đối thủ.
Nếu giang hồ Hải Phòng nhắc đến Cu Nên với sự cay cú thì lại nhắc đến Thành “chân” với thái độ vừa nể, vừa sợ. Khi bước qua tuổi 20, Thành “chân” đã nổi tiếng với sự lạnh lùng, bản lĩnh và khôn ngoan. Một giang hồ đất cảng 25 tuổi cho biết: “Khi còn 15 tuổi, mỗi lần có va chạm, em đều tự nhận là cháu Thành “chân”. Như có bùa mê, chỉ xưng một cái tên mà nhiều thằng đang vung dao lên lại phải hạ xuống rồi lủi mất”.
Tay anh chị này cũng thuật lại một câu chuyện về Thành “chân”, thực hư thế nào không rõ nhưng với cách nói nể trọng từ miệng một kẻ có đến 3 tiền án về tội “Cố ý gây thương tích” thì xem ra cái tên Thành “chân” không phải là hư danh. Năm 26 tuổi, Thành “chân” chém một tên lưu manh chuyên móc túi ở khu vực chợ Sắt bị thương. Đại ca của tên lưu manh kia có quan hệ khá gần gũi với Cu Nên, Cu Lý nên thách Thành “chân” đến khu vực cầu Niệm để “chiến”. Sợ bị liên lụy đến đàn em, Thành “chân” xách kiếm lên đường và nhất định không cho lũ đàn em đi theo. Đến gần khu vực cầu Niệm, hàng chục tên giang hồ lượn lờ không làm nét mặt Thành “chân” biến sắc. Một trận hỗn chiến đã diễn ra, cho dù “cán cân lực lượng” là vênh nhau tới mức một chọi đến hàng chục tên. Thành vẫn bản lĩnh chống chọi đến lúc bị chém… Khi người Thành “chân” đầy máu và sắp khụy ngã thì đám đàn em mới dám xông đến kịp thời giải cứu. Từ đó, nhân vật này được đặt ngang hàng với Cu Nên, Lâm “già”, Dũng “Bắc Kạn”…
Dung “Hà” nhận Thành “chân” làm anh trai. Có người kể lại, Dung quý Thành bởi Thành không ỷ mạnh hiếp yếu, không gây sự với người lương thiện (?). Khi Dung vào Nam, Thành “chân” được cô em đưa vào danh sách trốn chạy cùng đầu tiên và được phong làm phó tướng của băng nhóm. Thành đi theo Dung “Hà” như một sự trả ơn nhưng cũng là sự chạy trốn thực tại đã quá quen thuộc với dao, kiếm, máu ở đất Cảng.
Dù không muốn phải chia chác thị phần nhưng ông trùm Năm Cam đành ngậm bồ hòn làm ngọt, cắt lãnh địa cho Dung “hà” để tránh phiền phức. Thực ra, cái tên Dung “hà” không khiến ông trùm xã hội đen Sài Gòn lúc đó phải e ngại, kẻ mà Năm Cam phải kiềng mặt chính là Thành “chân”, người không thích trống giong cờ mở và có bộ mặt lúc nào cũng lạnh như băng. Thành “chân” có sở thích hết việc là đến các vũ trường Mưa rừng nhiệt đới, Đêm màu hồng, Phi thuyền… ngồi uống rượu một mình. Thành ngồi chỗ nào là quanh khu vực đó tuyệt nhiên không có đám giang hồ nào dám bén mảng tới ngồi gần vì vừa không dám “nổ” trước mặt đàn anh, sợ bị vạ miệng.
Với khuôn mặt lạnh, với cách “làm việc” đầy ma lanh, tìm hiểu đối thủ trước khi hành xử, Thành “chân” đã giúp em Dung rất nhiều để có được tiền nuôi đám đàn em lâu la từ Hải Phòng “chân ướt, chân ráo” mới vào. Ngày đó, Dung “Hà” choáng ngợp trước cách làm tiền và sự giàu có cũng như uy lực của Năm Cam và Thành đã giúp cô em lấy lại được phong thái “bà trùm” như khi còn ở đất Cảng. Đàn em của Năm Cam đã từng thừa nhận rằng: Trong số giang hồ đất Bắc, Năm Cam chỉ ngán nhất và đánh giá cao cái đầu của Thành “chân”. Thành thường chỉ đến 3 vũ trường và khi nào cũng ngồi đúng một góc: Đến Phi Thuyền, nếu có người ngồi đó rồi thì đến Mưa nhiệt đới, nếu tiếp tục hết chỗ thì đến Đêm màu hồng. Cứ thế, sau mỗi phi vụ, Thành đến đó ngồi, uống rượu một mình. Tuy nhiên hầu hết các dân chơi, bảo kê có số má như Châu Phát Lai Em, Tài “ba đô”, Dũng “lợn”… đi qua đều phải cúi chào lễ phép, kẻ “độc cô cầu bại” đó là Thành “chân”.
Biệt xứ là tối ưu
Khi “công việc” làm ăn rơi vào bế tắc, Thành “chân” đã “tư vấn” cho Dung “Hà” rất nhiều đường đi, nước bước để trụ lại ở nơi giang hồ hiểm ác xứ người. Thành chỉ rằng: Thế lực của mình không thể bằng Năm Cam nên đừng tham. Hơn nữa, Năm Cam cũng không thể giành thị phần quá nhiều cho mình vì còn đám đàn em Hà thành chạy vô ẩn náu, cần “việc làm” và tiền bạc để sinh sống. Dung “Hà” không nghe, nghe theo lời Minh “sứt”. Mà Minh “sứt” xuất thân là dân buôn “hàng trắng”. Ngón nghề về buôn “hàng trắng”, chắc chắn Minh thạo nhưng không thể thạo dao, kiếm, súng bằng Thành được. Khi can ngăn đàn em không được, để tránh một kết cục bi thảm cho mình và không muốn vướng thêm vào vòng tội lỗi của quá khứ, Thành “chân” đành chia tay cô em trong bình yên để sang Canada định cư. Sự ra đi của Thành “chân” đã làm Dung “Hà” hẫng hụt trong một thời gian.
Kết cục mà Thành “chân” báo trước cho cô em đã xảy ra. Dung “Hà” bị chính đàn anh kết nghĩa của mình dùng giang hồ đất Bắc “khử” giang hồ đất Cảng.
Trong các huynh trưởng của Dũng “Bắc Kạn”, Thành “chân” là người giống phong cách của Dũng hơn cả. Dù rất im hơi lặng tiếng nhưng Ngô Chí Thành (Thành “chân”) mới là đại ca giang hồ thực sự của Hải Phòng trong những năm 2000. Thành “chân” hiện nay đang ở Canada. Các đàn anh trên giang hồ như Cu Lý, Cu Nên, Lâm “già”, Dũng “Bắc Kạn”, Oanh “Hà”, Dũng “AK”, Dũng “đui”, Dung “Hà” và kể cả là Năm Cam đều sợ Thành “chân” một phép. Thậm chí Năm Cam còn phải nhường nhiều vũ trường, nhà hàng cho Thành “chân” và đàn em bảo kê.