Lục Nghề Hay Lụt Nghề từ nào đúng chính tả nhất
Thí sinh không mặn mà với ngành sư phạm tin học, giáo viên tin học thì nản lòng vì đãi ngộ quá thấp và không có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Những năm qua, việc tuyển giáo viên tin học rất khó khăn, hiện TPHCM vẫn còn thiếu và đang tiếp tục tuyển dụng giáo viên môn học này”. Ông Văn Công Sang, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết như vậy về tình hình thiếu giáo viên tin học hiện nay. Trên phạm vi cả nước, theo Bộ GD-ĐT, việc thiếu giáo viên tin học đang diễn ra ở cả ba cấp lớp.
Đào tạo không đủ cung cấp
Theo ông Sang, tin học là môn học mới được đưa vào chương trình sách giáo khoa mới nên không kịp đào tạo giáo viên cho môn học này. Trong khi đó, TS Nguyễn Thái Sơn, Trưởng khoa toán tin, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho biết những năm qua “đầu vào” ngành sư phạm tin học của trường gặp nhiều khó khăn.
Mỗi năm, ngành này nhận được khoảng gần 300 hồ sơ trong khi chỉ tiêu là 90 sinh viên. Thực tế, mỗi năm ngành sư phạm tin học chỉ tuyển được khoảng 70 sinh viên. TS Nguyễn Thái Sơn nhận xét: “Học sinh hiện nay nếu giỏi tin học thường mơ ước làm chuyên gia công nghệ thông tin, chuyên gia phần mềm chứ ít có em muốn trở thành giáo viên tin học”.
Đầu vào hiếm hoi nhưng theo TS Nguyễn Thái Sơn, với 70 sinh viên trúng tuyển, có khoảng 50%-60% tốt nghiệp. Trong đó, có khoảng 10%-20% sau khi tốt nghiệp đã chuyển sang làm ở các công ty.
Không phát huy được năng lực
“Hiện nay, do môi trường tuyển dụng rất đa dạng, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm tin học dễ dàng có thu nhập cao khi làm việc bên ngoài nên nhiều người không thiết tha đi dạy”- TS Nguyễn Thái Sơn cho biết. Có khá nhiều sinh viên tốt nghiệp sư phạm tin học đi làm ở các công ty với mức lương trên 5 triệu đồng/tháng, chưa kể những hứa hẹn phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Còn nếu đi dạy, với mức lương hơn 2 triệu đồng/tháng, không đủ để giáo viên tin học có thể sinh sống, chưa nói đến chuyện phát triển chuyên môn.
Không những mức thù lao quá eo hẹp, mà một nguyên nhân nữa khiến cho nhiều giáo viên tin học bỏ bục giảng chính là môi trường giảng dạy ở bậc phổ thông đơn điệu. Thầy giáo Nguyễn Minh N., giáo viên tin học ở một trường THPT tại quận Tân Phú – TPHCM, cho biết nếu cứ đi dạy sẽ “lụt nghề” vì công nghệ thông tin phát triển rất nhanh, kiến thức hôm nay 2 năm nữa đã trở thành lạc hậu.
Trong khi giáo viên tin học tại các trường phổ thông thì ngày này qua tháng nọ dạy đi dạy lại cho học sinh những kiến thức cơ bản về Word, Excel… Thầy N. nêu ví dụ cụ thể: Hiện thế giới đã dùng Word 2007, trong khi học trò vẫn phải cặm cụi với Word 2003. “Có học sinh khi tôi ra đề thi đã thốt lên “Thầy ơi bài này con đã làm 4 lần rồi, từ cấp 2 con đã học”. Tôi rất chạnh lòng nhưng giáo án trong chương trình như vậy nên đành chịu”- thầy N. nói.
Thầy N. cho biết trường của thầy chỉ có 2 phòng máy trong khi có hàng ngàn học sinh, thời gian thực hành rất ít, khiến cho môn học không hấp dẫn học sinh. Môi trường làm việc không phát huy được năng lực lẫn cơ hội phát triển nghề nghiệp nên thầy N. dự định sẽ xin nghỉ việc ngay khi hoàn thành 3 năm dạy theo quy định đối với sinh viên sư phạm.
Tìm thêm việc
Ông Văn Công Sang cho rằng sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin hiện rất “đắt giá”. Do đó, để thu hút họ, cần phải nâng cao đời sống giáo viên, đây cũng là cách để nâng cao chất lượng đào tạo tin học trong nhà trường. TS Nguyễn Thái Sơn cũng cho rằng cần phải có chính sách tăng thêm thu nhập để thu hút và giữ chân giáo viên tin học.
Ông đưa ra giải pháp: Hiệu trưởng các trường cần kiếm thêm việc cho giáo viên tin học như quản trị cơ sở dữ liệu, thiết kế web, tham gia các dự án trường liên kết với các công ty.
“Đào tạo giáo viên tin học rất tốn kém, nếu họ không cống hiến cho ngành giáo dục mà đi làm bên ngoài thì đó là một sự lãng phí rất lớn”- TS Nguyễn Thái Sơn đúc kết.