Tìm hiểu về bán máu giá bao nhiêu 2015 chuẩn nhất

Dịp cuối năm, số lượng người bán máu tại các bệnh viện có chiều hướng gia tăng, nhiều người cố tình bán máu nhiều lần dù chưa đủ thời gian nghỉ dẫn đến sức khỏe suy kiệt.

Vào tất cả các thời điểm trong năm, tại các bệnh viện, trung tâm truyền máu trên cả nước luôn đón tiếp những người đến hiến máu, hiến tiểu cầu nhận tiền bồi dưỡng, hay còn gọi là những người bán máu chuyên nghiệp. Mặc dù phong trào hiến máu tình nguyện đang tăng cao nhưng để đảm bảo đủ máu cho việc cấp cứu, nhiều cơ sở truyền máu vẫn phải lấy máu từ những người hiến máu nhận tiền bồi dưỡng..Bạn đang xem: Bán máu giá bao nhiêu 2015

Với người hiến máu có nhận tiền, Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định mức kinh phí bồi dưỡng khác nhau, từ 195.000 đ – 430.000đ (tùy theo thể tích hiến máu); Người hiến tiểu cầu có nhận tiền, mức bồi dưỡng từ 400.000đ – 700.000đ (tùy theo thể tích hiến). Với số tiền này, có khá nhiều người tìm đến các trung tâm truyền máu, bệnh viện để hiến máu và nhận tiền bồi dưỡng.

Vào những ngày giáp Tết, số lượng người đi bán máu tại các trung tâm, bệnh viện có chiều hướng gia tăng. Thậm chí, có tình trạng một số người cố tình hiến máu nhiều lần, chưa đủ thời gian nghỉ 3 tháng đã đi bán máu dẫn đến tình trạng sức khỏe suy kiệt.

Những năm gần đây, phong trào hiến máu tình nguyện rất phát triển nhưng nhiều bệnh viện vẫn phải tiếp nhận máu từ những người hiến máu nhận tiền bồi dưỡng (Ảnh minh họa)

TS. Ngô Mạnh Quân cho biết, sau mỗi lần hiến máu hoặc tiểu cầu, nhân viên y tế sẽ khuyến cáo người hiến thời gian giữa 2 lần hiến máu là 84 ngày, còn giữa 2 lần hiến tiểu cầu là 21 ngày. Tuy nhiên, nhiều người hiến máu nhận tiền bồi dưỡng vẫn có ý định hiến nhiều lần dù chưa đủ thời gian nghỉ để có thêm tiền.

Tuy nhiên, TS Ngô Mạnh Quân cũng cho biết trong trường hợp người hiến máu hiến ở bệnh viện khác thì sẽ rất khó để phát hiện, do vẫn chưa có phần mềm quản lý người hiến máu chung giữa các bệnh viện, trung tâm truyền máu. Để phát hiện được, cán bộ y tế sẽ kiểm tra huyết sắc tố, hoặc bắp tay chỗ lấy máu mới có thể phát hiện ra những trường hợp vừa cho máu.

Hiện nay, phong trào hiến máu tình nguyện được tổ chức vô cùng rầm rộ và mạnh mẽ trong cộng đồng. Từ năm 1993, cả nước ta chỉ tiếp nhận được hơn 100.000 đơn vị máu, tất cả gần như đều được lấy từ những người bán máu chuyên nghiệp. Đến năm 2014, ngân hàng máu đã tiếp nhận trên 1 triệu đơn vị máu, trong đó 92% là được hiến từ tình nguyện viên.

Sau hơn 20 năm, phong trào hiến máu tình nguyện đang tăng lên rõ rệt và được thực hiện rất tốt. Hết năm 2015, ngân hàng máu đã tiếp nhận được khoảng 1,2 triệu đơn vị máu, trong đó từ 93 đến 97% là từ người hiến máu tình nguyện, nhiều gấp hơn 10 lần so với trước đây.

Bán máu được bao nhiêu tiền?

Có thể nhiều người sẽ thắc mắc bán máu được bao nhiêu tiền? Theo quy định hiện hành của Bộ Tài Chính và Bộ Y Tế quy định giá bán máu như sau:

Một đơn vị máu (250ml) sau khi lấy, bảo quản và làm toàn bộ các xét nghiệm sàng lọc cần thiết theo quy định chuyên môn của Bộ Y tế – được coi là đơn vị máu chuẩn. Giá tính cho người bệnh nhận khối lượng máu chuẩn là 260.000 đồng/đơn vị máu, 320.000 đồng/350ml và 380.000 đồng/450ml máu chuẩn. Ngoài ra, còn có những mức giá khác (cao hơn) là các thành phẩm máu như hồng cầu, bạch cầu, khối tiểu cầu và các chế phẩm khác.

Trong thông tư số: 05/2017/TT-BYT của Bộ Y tế có quy định rõ, chi bồi dưỡng trực tiếp cho người hiến máu chuyên nghiệp:

a) Đối với người hiến máu toàn phần:

– Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng;

– Một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng;

– Một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.

b) Đối với người hiến gạn tách các thành phần máu:

– Một chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 400.000 đồng;

– Một chế phẩm có thể tích từ 400 đến 500 ml: 600.000 đồng;

– Một chế phẩm có thể tích từ 500 đến 650 ml: 700.000 đồng

Tiêu chuẩn để có thể hiến máu là gì?

Để có thể bán máu thì người bán máu cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như sau:

  • Đủ tuổi từ 18 – 55 đối với nữ, 18 – 60 đối với nam, có mang đầy đủ giấy Chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác.
  • Cân nặng >45kg. Với người đã hiến máu an toàn hoặc cân nặng >50 kg, có thể hiến 350ml máu/lần.
  • Không nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.
  • Lượng máu cho không quá 1/10 lượng máu của cơ thể.
  • Ngoài ra, không thể liên tiếp 1 tuần 1 lần, theo quy định của ngành y tế, mỗi lần bán máu, mỗi người chỉ được bán 450 ml loại tiểu cầu, còn máu thường thì 1 hoặc 2 đơn vị máu (250 ml/đơn vị). Nhưng mỗi người chỉ được cho tiểu cầu là 1 tháng 1 lần, còn máu thường thì 2 tháng một lần.